0

Mạng xã hội và cảm giác cô đơn | Safe and Sound

Lạm dụng mạng xã hội mang lại những tác hại rõ ràng đối với sức khỏe tâm thần. Người nghiện mạng xã hội đối mặt một loạt vấn đề tâm lý và cảm xúc. Cảm giác cô đơn thường xuyên là một trong số đó.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Mặt trái của mạng xã hội đối với tâm lý và sức khỏe tâm thần

Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, chính vai trò đó khiến nhiều người bị “nghiện” mạng xã hội. Hội chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe tâm thần, đặc biệt đối với giới trẻ, nhóm người sử dụng mạng xã hội thường xuyên nhất.

Sử dụng mạng xã hội cho các mục đích kết nối và mở rộng mối quan hệ tốt cho sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, sử dụng với mục đích giải trí, đặc biệt trong thời gian dài làm tăng cảm xúc tiêu cực. Mặc dù giải trí với mạng xã hội tạo ra sự hưng phấn trong thời gian ngắn, nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng nhiều hơn 1 giờ/ngày tạo ra “khoảng trống cô đơn”, điều chỉ có thể được khỏa lấp bằng cách dành nhiều thời gian hơn trên mạng.

Giới trẻ có xu hướng so sánh bản thân với người khác dựa trên những gì nhìn thấy và dễ cảm thấy tự ti. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong thời đại internet, vì những gì được đưa lên mạng hầu như đã qua chọn lọc và chỉnh sửa cẩn thận. Trong khi người xem thường không có cơ hội kiểm chứng. Nói cách khác, mạng xã hội cổ súy sự khoe khoang và tâm lý tự ti.

Bên cạnh đó, mạng xã hội còn tạo điều kiện cho bạo lực trực tuyến và nhiều hình thức tội phạm mạng khác. Nguy hiểm hơn, hành vi này thường nhằm vào trẻ em, đối tượng dễ bị khai thác và tổn thương tâm lý. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân (là trẻ em) của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.

Ảnh 1: Bạo lực mạng đối với trẻ em

2. Tại sao mạng xã hội gây ra cảm giác cô đơn

Thanh niên càng dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội thì càng có nguy cơ cảm thấy cô độc, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san y học American Journal of Preventive Medicine (AJPM). Nghiên cứu được thực hiện trên 1.800 người trẻ từ 19 – 32 tuổi tại Mỹ. Kết quả chỉ ra, những người sử dụng mạng xã hội từ 2 tiếng/ngày có nguy cơ đối mặt cảm xúc cô lập cao gấp đôi những người chỉ sử dụng 30 phút/ngày.

Ảnh 2: Lạm dụng mạng xã hội gây ra sự cô đơn

Lý giải cho điều này, có 3 nguyên nhân chính sau:

  • Gắn kết ảo: Mạng xã hội thường tạo ra các mối quan hệ ảo, không thực sự chân thành và sâu sắc. Chúng ta có thể có nhiều người theo dõi và bạn bè trên mạng xã hội, nhưng thực tế, những mối quan hệ này thường không thể thay thế được sự gắn kết và sự hiện diện thực tại. Chúng ta có thể cảm thấy cô đơn vì thiếu đi sự kết nối thực sự và sự chia sẻ cảm xúc thực tế với người khác.
  • So sánh xã hội: Mạng xã hội thường truyền tải những hình ảnh và câu chuyện tuyệt vời về cuộc sống của người khác. Chúng ta dễ dàng so sánh bản thân với những người khác và cảm thấy thua kém. Thấy rằng người khác có cuộc sống tốt hơn, có nhiều bạn bè và hoạt động xã hội sôi động hơn, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và tự ti về bản thân.
  • Mất quyền riêng tư: Mạng xã hội đôi khi làm mất đi sự riêng tư và gây cảm giác bị chiếm đoạt không gian cá nhân. Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và không thoải mái khi bị theo dõi, soi mói hoặc đánh giá công khai trên mạng xã hội. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy cô đơn và không an toàn trong không gian ảo.
: Mạng xã hội và cảm giác cô đơn | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound